New Member
- Bài viết
- 16
- Điểm tương tác
- 6
- Điểm
- 3
Tình cờ xem được bài viết này khá hay và hữu ích, anh em xem để tăng tỷ lệ mở email chứ mà bỏ công sức viết mà họ chẳng xem, riết chẳng có động lực mà viết tiếp.
Có một điều mà xảy ra hầu hết với các marketer là khi bỏ thời gian và công sức để hoàn thiện email gửi đi đến danh sách khách hàng, thì lại thu về tỷ lệ mở email thấp hơn bình thường,. Bạn không biết có vấn đề gì đang xảy ra khiến tỉ lệ mở email của bạn lại bị giảm. Bạn đang tìm kiếm giải pháp để cải thiện và làm tăng tỷ lệ mở email từ khách hàng. Hãy cùng xem qua 4 yếu tố khiến tỷ lệ mở email của bạn giảm và cách cải thiện tỷ lệ mở và nhấp email marketing.
1. Email có dung lượng quá lớn
Các email chứa dung lượng lớn hơn 102KB gửi đến các địa chỉ của khách hàng sẽ bị cắt bớt bởi Google. Khi một email bị cắt bớt, người dùng sẽ không thể nhìn thấy toàn bộ nội dung, mà họ phải bấm vào xem Toàn bộ tin nhắn để tải email trong trình duyệt của họ.
Nếu như khách hàng nhận được email của bạn nhưng chưa nhấp vào phần xem toàn bộ tin nhắn, thì vẫn tính là một email chưa được mở. Thế nhưng từ những kinh nghiệm cho biết rằng, rất ít khách hàng sẽ chủ động nhấp vào dòng chữ màu xanh ấy để tiếp tục đọc nội dung bên trong, họ muốn có được toàn bộ nội dung email ngay khi họ mở nó.
Vì vậy, khi gửi email, để tránh bị cắt xén, hãy cố gắng giảm dung lượng email của bạn thấp hơn 102KB bằng cách:
2. Email chứa quá nhiều từ spam
Đây là một vấn đề mà các marketer dễ bị mắc phải. Nếu email của bạn gửi đi chứa quá nhiều từ spam, thì các nhà cung cấp email (như Gmail, Yahoo, Hey,…) sẽ nhận dạng email của bạn vào thư mục rác của người đăng ký và nhận email khiến cho việc gửi email của bạn không còn hiệu quả.
Để bảo vệ người dùng, công việc của các nhà cung cấp email là bảo vệ người dùng tránh phải nhận những email spam. Vì vậy, họ có một danh sách các mục bao gồm những từ và cụm từ được liệt kê là thư rác. Sau đây là những từ thông dụng mà các marketer có thể dễ dàng mắc phải:
--> Bạn có thể xem bài viết để tìm ra cách hướng dẫn và khắc phục spam hiệu quả tại đây.
Nếu như bạn đã chắc chắn rằng nội dung mail vừa đủ trong 102KB và bạn đã tránh sử dụng các từ có thể bị coi là spam trong mail của mình mà kết quả mở mail vẫn giảm, thì hãy xem xét tiếp theo đến dòng chủ đề của bạn.
3. Dòng tiêu đề của bạn chưa hiệu quả
Dòng tiêu đề tuy là mục nhỏ trong quá trình thực hiện và gửi email, nhưng lại là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định người nhận thư có mở hay không sau khi nhìn thấy dòng chữ này.
Vì vậy, cách viết tiêu đề email phải thực sự khéo léo và phù hợp. Dưới đây là 5 gợi ý để viết tiêu đề email hấp dẫn và hiệu quả.
3.1 Dòng tiêu đề ngắn gọn, xúc tích
Dòng tiêu đề phải rõ ràng, cụ thể, tập trung được nội dung chính mà bạn muốn truyền tải, hướng đến sự quan tâm của người nhận. Người nhận thư sẽ chỉ lướt qua tiêu đề rất nhanh và quyết định có mở hay không, vì vậy, đặt tiêu đề chung chung, không rõ ý, tỉ lệ mở email sẽ không cao.
3.2 Dòng tiêu đề gây sự tò mò
Một dòng tiêu đề khiến mọi người tò mò về những gì bên trong email của bạn, có xu hướng khiến người nhận muốn biết nhiều hơn và buộc phải click để mở nó. Một gợi ý hay về cách viết tiêu đề theo hướng này là hãy đặt câu hỏi, nó có hữu ích và tác động, tạo cho người nhận sự tò mò, có nhu cầu đi đến tìm câu giải đáp trong mail.
Ví dụ: Làm thế nào để tăng gấp đôi doanh thu?
3.3 Dòng tiêu đề thu hút được sự quan tâm
Tiêu đề email hấp dẫn, hướng đúng đối tượng, sở thích, mục tiêu hay xu hướng của người nhận, cho họ thấy email này thực sự là dành cho họ.
Ví dụ: GIẢM GIÁ 85% những sản phẩm hot
3.4 Dòng tiêu đề mang tính khẩn cấp
Tiêu đề tạo cảm giác cấp bách, hướng tới sự quan tâm của người nhận với lời đề nghị của bạn, từ đó thúc đẩy được hành vi của họ và dễ dàng dẫn đến việc mở mail để không bị bỏ lỡ.
Ví dụ: CƠ HỘI CUỐI CÙNG: Chỉ một ngày duy nhất để mua sản phẩm cực hot
3.5 Dòng tiêu đề hướng tới câu chuyện
Dòng chủ đề này đem tới cho người đọc câu chuyện hay một tin tức mà họ tò mò. Hãy đảm bảo rằng vấn đề hay nội dung câu chuyện đó đem đến cho họ sự mong đợi, cung cấp được những thông tin có liên quan.
Ví dụ: Tại đây, lý do thực tế Amazon mua thực phẩm toàn phần
4. Nội dung mail không đủ thu hút sự quan tâm của người nhận
Nếu tỉ lệ mở email của bạn vẫn thấp sau khi bạn đã cố gắng cải thiện các bước trên, thì có lẽ lý do nằm ở nội dung email của bạn chưa thực sự phù hợp. Người nhận có thể thực sự không yêu thích nội dung của bạn gửi. Hãy tìm hiểu lí do và điều gì khiến họ sẽ thích thú khi nhìn thấy email của doanh nghiệp bạn gửi đến.
Một vài cách được gợi ý để cải thiện điều này. Bạn có thể sử dụng nền tảng khảo sát, có thể hỏi họ muốn đọc được gì từ bạn, mong muốn được đọc nội dung gì. Hãy hỏi họ một cách cụ thể và mong muốn họ đưa ra những đề xuất để bạn có thể khắc phục và cải thiện.
Một cách khác là thay vì bạn gửi email đến toàn bộ danh sách tổng thể, hãy phân khúc danh sách khách hàng mà bạn sẽ gửi theo từng nhóm đối tượng phù hợp hoặc phân theo nhóm khách hàng truy cập vào đó. Từ đó bạn biết chính xác nội dung mà họ quan tâm và họ sẽ nhận được các email mà họ thực sự quan tâm tới.
Tóm lại, tỉ lệ mở email giảm không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn danh sách khách hàng của mình. Nó chỉ có nghĩa là có gì đó không ổn, và bạn cần nghiên cứu để tìm ra lý do là gì và cách khắc phục nó để mang lại hiệu quả hơn.
Nguồn: TriggerM
Có một điều mà xảy ra hầu hết với các marketer là khi bỏ thời gian và công sức để hoàn thiện email gửi đi đến danh sách khách hàng, thì lại thu về tỷ lệ mở email thấp hơn bình thường,. Bạn không biết có vấn đề gì đang xảy ra khiến tỉ lệ mở email của bạn lại bị giảm. Bạn đang tìm kiếm giải pháp để cải thiện và làm tăng tỷ lệ mở email từ khách hàng. Hãy cùng xem qua 4 yếu tố khiến tỷ lệ mở email của bạn giảm và cách cải thiện tỷ lệ mở và nhấp email marketing.
1. Email có dung lượng quá lớn
Các email chứa dung lượng lớn hơn 102KB gửi đến các địa chỉ của khách hàng sẽ bị cắt bớt bởi Google. Khi một email bị cắt bớt, người dùng sẽ không thể nhìn thấy toàn bộ nội dung, mà họ phải bấm vào xem Toàn bộ tin nhắn để tải email trong trình duyệt của họ.
Nếu như khách hàng nhận được email của bạn nhưng chưa nhấp vào phần xem toàn bộ tin nhắn, thì vẫn tính là một email chưa được mở. Thế nhưng từ những kinh nghiệm cho biết rằng, rất ít khách hàng sẽ chủ động nhấp vào dòng chữ màu xanh ấy để tiếp tục đọc nội dung bên trong, họ muốn có được toàn bộ nội dung email ngay khi họ mở nó.
Vì vậy, khi gửi email, để tránh bị cắt xén, hãy cố gắng giảm dung lượng email của bạn thấp hơn 102KB bằng cách:
- Hãy thử gửi bản xem trước trong Gmail để đảm bảo nội dung tin nhắn được tải không bị cắt xén.
- Sử dụng công cụ định cỡ để xem email của bạn lớn đến mức nào
2. Email chứa quá nhiều từ spam
Đây là một vấn đề mà các marketer dễ bị mắc phải. Nếu email của bạn gửi đi chứa quá nhiều từ spam, thì các nhà cung cấp email (như Gmail, Yahoo, Hey,…) sẽ nhận dạng email của bạn vào thư mục rác của người đăng ký và nhận email khiến cho việc gửi email của bạn không còn hiệu quả.
Để bảo vệ người dùng, công việc của các nhà cung cấp email là bảo vệ người dùng tránh phải nhận những email spam. Vì vậy, họ có một danh sách các mục bao gồm những từ và cụm từ được liệt kê là thư rác. Sau đây là những từ thông dụng mà các marketer có thể dễ dàng mắc phải:
- Bấm vào đây;
- Truy cập miễn phí;
- Khẩn cấp;
- Tăng doanh số;
- Tăng lưu lượng;
- Đặt hàng ngay;
- Giá cả;
- Áp dụng ngay bây giờ;
--> Bạn có thể xem bài viết để tìm ra cách hướng dẫn và khắc phục spam hiệu quả tại đây.
Nếu như bạn đã chắc chắn rằng nội dung mail vừa đủ trong 102KB và bạn đã tránh sử dụng các từ có thể bị coi là spam trong mail của mình mà kết quả mở mail vẫn giảm, thì hãy xem xét tiếp theo đến dòng chủ đề của bạn.
3. Dòng tiêu đề của bạn chưa hiệu quả
Dòng tiêu đề tuy là mục nhỏ trong quá trình thực hiện và gửi email, nhưng lại là yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định người nhận thư có mở hay không sau khi nhìn thấy dòng chữ này.
Vì vậy, cách viết tiêu đề email phải thực sự khéo léo và phù hợp. Dưới đây là 5 gợi ý để viết tiêu đề email hấp dẫn và hiệu quả.
3.1 Dòng tiêu đề ngắn gọn, xúc tích
Dòng tiêu đề phải rõ ràng, cụ thể, tập trung được nội dung chính mà bạn muốn truyền tải, hướng đến sự quan tâm của người nhận. Người nhận thư sẽ chỉ lướt qua tiêu đề rất nhanh và quyết định có mở hay không, vì vậy, đặt tiêu đề chung chung, không rõ ý, tỉ lệ mở email sẽ không cao.
3.2 Dòng tiêu đề gây sự tò mò
Một dòng tiêu đề khiến mọi người tò mò về những gì bên trong email của bạn, có xu hướng khiến người nhận muốn biết nhiều hơn và buộc phải click để mở nó. Một gợi ý hay về cách viết tiêu đề theo hướng này là hãy đặt câu hỏi, nó có hữu ích và tác động, tạo cho người nhận sự tò mò, có nhu cầu đi đến tìm câu giải đáp trong mail.
Ví dụ: Làm thế nào để tăng gấp đôi doanh thu?
3.3 Dòng tiêu đề thu hút được sự quan tâm
Tiêu đề email hấp dẫn, hướng đúng đối tượng, sở thích, mục tiêu hay xu hướng của người nhận, cho họ thấy email này thực sự là dành cho họ.
Ví dụ: GIẢM GIÁ 85% những sản phẩm hot
3.4 Dòng tiêu đề mang tính khẩn cấp
Tiêu đề tạo cảm giác cấp bách, hướng tới sự quan tâm của người nhận với lời đề nghị của bạn, từ đó thúc đẩy được hành vi của họ và dễ dàng dẫn đến việc mở mail để không bị bỏ lỡ.
Ví dụ: CƠ HỘI CUỐI CÙNG: Chỉ một ngày duy nhất để mua sản phẩm cực hot
3.5 Dòng tiêu đề hướng tới câu chuyện
Dòng chủ đề này đem tới cho người đọc câu chuyện hay một tin tức mà họ tò mò. Hãy đảm bảo rằng vấn đề hay nội dung câu chuyện đó đem đến cho họ sự mong đợi, cung cấp được những thông tin có liên quan.
Ví dụ: Tại đây, lý do thực tế Amazon mua thực phẩm toàn phần
4. Nội dung mail không đủ thu hút sự quan tâm của người nhận
Nếu tỉ lệ mở email của bạn vẫn thấp sau khi bạn đã cố gắng cải thiện các bước trên, thì có lẽ lý do nằm ở nội dung email của bạn chưa thực sự phù hợp. Người nhận có thể thực sự không yêu thích nội dung của bạn gửi. Hãy tìm hiểu lí do và điều gì khiến họ sẽ thích thú khi nhìn thấy email của doanh nghiệp bạn gửi đến.
Một vài cách được gợi ý để cải thiện điều này. Bạn có thể sử dụng nền tảng khảo sát, có thể hỏi họ muốn đọc được gì từ bạn, mong muốn được đọc nội dung gì. Hãy hỏi họ một cách cụ thể và mong muốn họ đưa ra những đề xuất để bạn có thể khắc phục và cải thiện.
Một cách khác là thay vì bạn gửi email đến toàn bộ danh sách tổng thể, hãy phân khúc danh sách khách hàng mà bạn sẽ gửi theo từng nhóm đối tượng phù hợp hoặc phân theo nhóm khách hàng truy cập vào đó. Từ đó bạn biết chính xác nội dung mà họ quan tâm và họ sẽ nhận được các email mà họ thực sự quan tâm tới.
Tóm lại, tỉ lệ mở email giảm không có nghĩa là bạn phải từ bỏ hoàn toàn danh sách khách hàng của mình. Nó chỉ có nghĩa là có gì đó không ổn, và bạn cần nghiên cứu để tìm ra lý do là gì và cách khắc phục nó để mang lại hiệu quả hơn.
Nguồn: TriggerM