Xây dựng thương hiệu là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng thực hiện bởi nó quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn 5 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ rất lớn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng thương hiệu cho mình. Dưới đây là 5 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xác định nền móng thương hiệu
Đây là bước đầu tiên cần làm trong một chặng đường dài để xây dựng thương hiệu. Muốn xây một căn nhà, chúng ta cũng cần bắt đầu từ việc xây dựng nền móng vững chắc. Và doanh nghiệp cũng vậy, muốn có một thương hiệu lớn mạnh, chúng ta cũng cần phải xác định rõ được nền móng thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Nền móng thương hiệu của doanh nghiệp chính là bộ nhận diện thương hiệu – tất cả những thứ mà đối tượng khách hàng sẽ tiếp cận đầu tiên như logo, slogan, bao bì sản phẩm, màu sắc… Bên cạnh bộ nhận diện, phải xác định được những lợi ích mà thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp và những điểm mạnh để khách hàng có thể tin tưởng doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố này phải thể hiện làm sao cho thật nổi bật, ấn tượng và tạo được sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
Định vị thương hiệu
Sau khi đã có nền móng thương hiệu, doanh nghiệp dần xác định rõ vị trí của thương hiệu mình đối với các khách hàng. Khi người dùng cần phải tiếp nhận với quá nhiều thông tin trong cùng một ngày thì doanh nghiệp cần định vị thương hiệu mình một cách rõ ràng và đơn giản nhưng phải khác biệt để những người dùng có thể ghi nhớ được thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Xây dựng chiến lược thương hiệu
Bước tiếp theo để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là xây dựng chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp nên đặt ra những kế hoạch ngắn hạn khoảng từ 1 – 3 năm, trong đó nêu rõ mục tiêu rõ ràng qua từng năm, ngân sách cần phải chi trả cho từng giai đoạn, kế hoạch tập trung phát triển sản phẩm đồng thời đa dạng các dòng sản phẩm, kế hoạch cho việc sử dụng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược…
Việc xây dựng chiến lược thương hiệu để tạo một lộ trình đi rõ ràng, để doanh nghiệp biết mình đang làm gì và có thời gian chuẩn bị cho những mục tiêu đặt ra.
Xây dựng kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy tại sao lại là truyền thông online chứ không phải hình thức khác?
Truyền thông online có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hình thức truyền thống
Chúng ta biết rằng, hiện nay công nghệ đang phát triển nhanh và mạnh như vũ bão. Lượng người dùng truy cập vào Internet tại Việt Nam là vô cùng lớn. Theo We Are Social, có tới 57% dân số Việt Nam sử dụng Internet (thống kê năm 2018) và trung bình mỗi ngày người Việt Nam sử dụng 7 tiếng đồng hồ để truy cập vào Internet. Số người dùng Internet tại Việt Nam đang ở mức cao trên thế giới. Điều này có nghĩa rằng, nếu như sử dụng truyền thông online đưa thương hiệu của doanh nghiệp hiện diện trên Internet thì khả năng tiếp cận đến với người tiêu dùng sẽ cao hơn rất nhiều.
Kế hoạch truyền thông online bao gồm: Xây dựng website – đây được coi là nền tảng online của doanh nghiệp, xây dựng và sử dụng các kênh mạng xã hội (facebook, youtube…), sử dụng SEM – Social Engine Marketing, Email Marketing tập, đưa ra thông điệp quảng cáo và tập trung vào đối tượng khách hàng muốn hướng tới…
Thực hiện truyền thông online hiệu quả sẽ góp phần lớn cho việc xây dựng thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp.
Đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông
Để biết quá trình thực hiện có hiệu quả hay không thì doanh nghiệp cần thực hiện bước đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông. Từ những số liệu thống kê nhận được, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu trong suốt chặng đường vừa qua và rút ra được những điểm tích cực cũng như hạn chế để thực hiện tiếp chiến lược xây dựng thương hiệu trong thời gian tới.
Kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả.
Trong nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỉ lệ rất lớn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng thương hiệu cho mình. Dưới đây là 5 bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Các bước xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Xác định nền móng thương hiệu
Đây là bước đầu tiên cần làm trong một chặng đường dài để xây dựng thương hiệu. Muốn xây một căn nhà, chúng ta cũng cần bắt đầu từ việc xây dựng nền móng vững chắc. Và doanh nghiệp cũng vậy, muốn có một thương hiệu lớn mạnh, chúng ta cũng cần phải xác định rõ được nền móng thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Nền móng thương hiệu của doanh nghiệp chính là bộ nhận diện thương hiệu – tất cả những thứ mà đối tượng khách hàng sẽ tiếp cận đầu tiên như logo, slogan, bao bì sản phẩm, màu sắc… Bên cạnh bộ nhận diện, phải xác định được những lợi ích mà thương hiệu mang đến cho doanh nghiệp và những điểm mạnh để khách hàng có thể tin tưởng doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố này phải thể hiện làm sao cho thật nổi bật, ấn tượng và tạo được sự khác biệt với các doanh nghiệp khác.
Định vị thương hiệu
Sau khi đã có nền móng thương hiệu, doanh nghiệp dần xác định rõ vị trí của thương hiệu mình đối với các khách hàng. Khi người dùng cần phải tiếp nhận với quá nhiều thông tin trong cùng một ngày thì doanh nghiệp cần định vị thương hiệu mình một cách rõ ràng và đơn giản nhưng phải khác biệt để những người dùng có thể ghi nhớ được thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Xây dựng chiến lược thương hiệu
Bước tiếp theo để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là xây dựng chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp nên đặt ra những kế hoạch ngắn hạn khoảng từ 1 – 3 năm, trong đó nêu rõ mục tiêu rõ ràng qua từng năm, ngân sách cần phải chi trả cho từng giai đoạn, kế hoạch tập trung phát triển sản phẩm đồng thời đa dạng các dòng sản phẩm, kế hoạch cho việc sử dụng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược…
Việc xây dựng chiến lược thương hiệu để tạo một lộ trình đi rõ ràng, để doanh nghiệp biết mình đang làm gì và có thời gian chuẩn bị cho những mục tiêu đặt ra.
Xây dựng kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp là một phần rất quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy tại sao lại là truyền thông online chứ không phải hình thức khác?
Truyền thông online có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hình thức truyền thống
Chúng ta biết rằng, hiện nay công nghệ đang phát triển nhanh và mạnh như vũ bão. Lượng người dùng truy cập vào Internet tại Việt Nam là vô cùng lớn. Theo We Are Social, có tới 57% dân số Việt Nam sử dụng Internet (thống kê năm 2018) và trung bình mỗi ngày người Việt Nam sử dụng 7 tiếng đồng hồ để truy cập vào Internet. Số người dùng Internet tại Việt Nam đang ở mức cao trên thế giới. Điều này có nghĩa rằng, nếu như sử dụng truyền thông online đưa thương hiệu của doanh nghiệp hiện diện trên Internet thì khả năng tiếp cận đến với người tiêu dùng sẽ cao hơn rất nhiều.
Kế hoạch truyền thông online bao gồm: Xây dựng website – đây được coi là nền tảng online của doanh nghiệp, xây dựng và sử dụng các kênh mạng xã hội (facebook, youtube…), sử dụng SEM – Social Engine Marketing, Email Marketing tập, đưa ra thông điệp quảng cáo và tập trung vào đối tượng khách hàng muốn hướng tới…
Thực hiện truyền thông online hiệu quả sẽ góp phần lớn cho việc xây dựng thương hiệu hiệu quả cho doanh nghiệp.
Đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông
Để biết quá trình thực hiện có hiệu quả hay không thì doanh nghiệp cần thực hiện bước đo lường và hiệu chỉnh chiến lược truyền thông. Từ những số liệu thống kê nhận được, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả của việc xây dựng thương hiệu trong suốt chặng đường vừa qua và rút ra được những điểm tích cực cũng như hạn chế để thực hiện tiếp chiến lược xây dựng thương hiệu trong thời gian tới.
Kế hoạch truyền thông online cho doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng để góp phần xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp hiệu quả.