Giá vốn hàng bán (COGS) là một dòng quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán gồm những gì? Đây là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi chúng giúp cho quá trình phát triển kinh doanh của bạn thuận lợi, rõ ràng. Hãy cùng GoSELL tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (COGS) thể hiện tất cả chi phí liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm đã được bán trong khoảng thời gian được đề cập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, giá vốn hàng bán là giá vốn để sản xuất hàng hóa bán ra của một doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí như nguyên liệu thô, vận chuyển, chi phí lao động thay đổi tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà bạn sản xuất. Nó không bao gồm chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể sản lượng được sản xuất là bao nhiêu, ví dụ như chi phí bán hàng, tiếp thị hoặc phân phối.
Giá vốn hàng bán được tìm thấy trên báo cáo thu nhập cho một kỳ kế toán nhất định, chẳng hạn như một năm, quý hoặc tháng. Từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:
Đối với những doanh nghiệp sản xuất
Các khoản chi phí đó bao gồm:
Giá vốn hàng bán chỉ gồm các chi phí mua những mặt hàng đã bán ra tại công ty thương mại. Các khoản chi phí đó bao gồm:
Giờ đây, bạn đã biết giá vốn hàng bán là gì và gồm những chi phí nào chưa? Nếu bạn có thể nắm vững những kiến thức trên thì GoSELL tin chắc rằng, quá trình kinh doanh của bạn sẽ trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn đấy. Chúc các bạn may mắn và thành công.
Giá vốn hàng bán là gì?
Giá vốn hàng bán (COGS) thể hiện tất cả chi phí liên quan đến việc tạo ra các sản phẩm đã được bán trong khoảng thời gian được đề cập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nói một cách đơn giản, giá vốn hàng bán là giá vốn để sản xuất hàng hóa bán ra của một doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán bao gồm các chi phí như nguyên liệu thô, vận chuyển, chi phí lao động thay đổi tùy thuộc vào số lượng sản phẩm mà bạn sản xuất. Nó không bao gồm chi phí gián tiếp mà doanh nghiệp phải gánh chịu bất kể sản lượng được sản xuất là bao nhiêu, ví dụ như chi phí bán hàng, tiếp thị hoặc phân phối.

Giá vốn hàng bán được tìm thấy trên báo cáo thu nhập cho một kỳ kế toán nhất định, chẳng hạn như một năm, quý hoặc tháng. Từng doanh nghiệp khác nhau sẽ có những cách định nghĩa về giá vốn khác nhau:
- Các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sản phẩm có giá vốn hàng bán cao hơn vì có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm.
- Các doanh nghiệp thương mại (nhập sản phẩm sẵn có về bán) thì giá vốn hàng bán sẽ gồm tất cả các khoản chi phí từ lúc mua hàng đến khi về đến kho.
Đối với những doanh nghiệp sản xuất
Các khoản chi phí đó bao gồm:
- Chi phí nhân viên xưởng: Là các khoản để chi trả tiền lương, phụ cấp cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất, phụ cấp tiền ăn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định.
- Chi phí vật liệu: Gồm các khoản chi phí dùng cho phân xưởng như: Vật liệu sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ, dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời…
- Chi phí dụng cụ sản xuất: Là chi phí để mua những công cụ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa.
- Chi phí sản xuất: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất như: Chi phí sửa chữa, chi phí điện, nước, điện thoại…
Giá vốn hàng bán chỉ gồm các chi phí mua những mặt hàng đã bán ra tại công ty thương mại. Các khoản chi phí đó bao gồm:
- Chi phí hàng hóa: Là chi phí để mua những món hàng được sản xuất tại các nhà cung cấp với giá gốc.
- Chi phí vận chuyển: Là chi phí vận chuyển hàng từ nơi cung cấp về kho hàng hay các cửa hàng, đại lý. Chi phí vận chuyển thường được tính theo trọng lượng hàng hóa và số lượng hàng hóa. Tuy nhiên, tùy theo điều khoản hợp đồng, chi phí vận chuyển có thể được tính dựa trên khoảng cách hay các yêu cầu khác của 2 bên.
- Chi phí bảo hiểm hàng hóa: Là chi phí để bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nơi cung cấp đến nơi nhận hàng. Bảo hiểm cho hàng hóa tiêu chuẩn thường chỉ tốn 1% giá trị hàng hóa và vận chuyển.
- Thuế: Bao gồm thuế VAT và thuế nhập khẩu. Thông thường nếu nhập hàng từ nước ngoài về Việt Nam, thuế nhập khẩu dường như là 1 khoản bắt buộc.
- Chi phí kho: Là chi phí cần bỏ ra để thuê kho, bãi để lưu hàng nhập về. Thêm vào đó, những mặt hàng tồn cũng sẽ được lưu trữ tại kho.
Giờ đây, bạn đã biết giá vốn hàng bán là gì và gồm những chi phí nào chưa? Nếu bạn có thể nắm vững những kiến thức trên thì GoSELL tin chắc rằng, quá trình kinh doanh của bạn sẽ trở nên suôn sẻ và thuận lợi hơn đấy. Chúc các bạn may mắn và thành công.