New Member
- Bài viết
- 19
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 0
Đứng trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, tiết kiệm chi tiêu là điều luôn được chị em phụ nữ quan tâm và vận dụng. Ngoài những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống thì chi tiêu cho các hoạt động khác đều được cắt giảm tối đa, đặc biệt với các nhóm hàng được xem là xa xỉ phẩm, trong đó có các sản phẩm thời trang.
Nhiều ý kiến cho rằng do thu nhập đầu vào giảm nên chị em phụ nữ quản lý chặt đầu ra. Lý do này được cho là đúng nhưng chưa đủ, bởi theo kết quả nghiên cứu nhỏ trên 50 nữ nhân viên văn phòng của một nhóm sinh viên trường đại học kinh tế TP.HCM công bố trên diễn đàn CLB Marketing cho rằng lý do thu nhập đầu vào giảm chỉ đứng ở vị trí thứ 3, 2 lý do đầu tiên được nhiều người lựa chọn đó là vì tâm lý chung "người người cùng tiết kiệm nhà nhà cùng tiết kiệm" và do lúng túng với "kho" đồ tại nhà hiện tại quá nhiều mà chúng lại chưa chịu hỏng, nếu tiếp tục mua sắm thì thấy tiếc và dễ mang tiếng "tiêu hoang". Mức độ chính xác của nghiên cứu này thực sự khó đo lường, nhưng có một điều không thể phủ nhận: làm đẹp là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên làm đẹp mà không lãng phí là điều không hề dễ dàng.
Gần đây trên các báo điện tử và diễn đàn mạng có đưa tin về một hãng thời trang thực hiện chương trình marketing "Đổi giày cũ lấy giày mới" khá thú vị, lần theo địa chỉ được đăng tải của nhãn hàng thời trang này tôi đã tìm đến một cửa hàng để tìm hiểu thực hư.
Dạo quanh một vòng cửa hàng tôi bắt chuyện với một số khách hàng, trông họ có vẻ rất hồ hởi, sau một hồi trò chuyện khách hàng tên Lan cư ngụ tại quận Tân Bình chia sẻ: "Tôi rất thích giày dép nhưng khổ nỗi ở nhà kệ giày nhiều quá mà đa phần còn dùng được mặc dù đã cũ, nếu bỏ thì thấy tiếc mà mua thêm thì thấy lãng phí nên khi biết đến chương trình "Đổi giày cũ lấy giày mới" này tôi liền xách 3 đôi giày cũ đến ngay", vừa nói chị vừa vui vẻ chia sẻ thêm về một số kinh nghiệm chọn và bảo quản giày dép. Một khách hàng khác tên Hà cũng chia sẻ: “Tôi tình cờ bắt gặp thông tin chương trình này trên báo vnexpress, thấy chương trình hay hay và nhiều ý nghĩa nên ủng hộ chứ thực sự ở nhà giày còn đến 3 đôi vừa mới mua”.
Không khí mua sắm sôi động với chương trình.
Khách hàng chọn và thử giày.
Tiếp xúc với chị Vân quản lý cửa hàng tôi thắc mắc: "Các bạn sẽ làm gì với những đôi giày cũ này khi đa phần là những sản phẩm đã qua sử dụng và hư hỏng nặng?". Chị chia sẻ: "Juno sẽ tiến hành phân loại giày cũ từ chương trình thành 3 nhóm - nhóm 1 gồm những sản phẩm trông còn mới bảo đảm sử dụng tốt, sẽ cho chỉnh sửa làm vệ sinh và gửi tặng đến vùng sâu vùng xa; nhóm 2 gồm những sản phẩm hư hỏng nặng hơn sẽ được xử lý tái chế thành những vật trang trí xinh xắn hữu ích… nhóm 3 những sản phẩm hỏng hoàn toàn sẽ được xử lý đúng phương pháp để bảo vệ môi trường bởi trong giày dép thường sử dụng những vật liệu không thể phân hủy như PVC - đặc biệt là những loại giày dép trôi nổi không rõ xuất xứ (chủ yếu nhập từ Trung Quốc) như hiện nay còn chứa rất nhiều hóa chất, nguyên phụ liệu độc hại".
Suy cho cùng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp chính là lợi nhuận, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp biết hướng đến đặt lợi ích cộng đồng và lợi ích người tiêu dùng bên cạnh lợi ích của mình là điều thật tuyệt vời và điều đó sẽ luôn được khách hàng đón nhận một cách tích cực nhất. Từ thái độ ngờ vực ban đầu, tôi đã quyết định quay trở lại cửa hàng với đôi giày cũ trên tay để cùng tham gia vào chương trình ý nghĩa này.
Thông qua hệ thống tìm kiếm Google được biết Juno là một nhãn hiệu thời trang mới vào thị trường nhưng đã thu về được những kết quả to lớn về mặt tăng trưởng và hiện tại đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, ấn tượng hơn về nhãn thời trang này đó chính là một tinh thần rất Việt.
Với ý tưởng độc đáo về chương trình này, nhãn hiệu giày Juno thực sự tạo nên bước đột phá về ý tưởng trong ngành thời trang và tạo dựng được tình cảm yêu mến từ khách hàng thông qua việc mang đến cho chị em phụ nữ một giải pháp tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm. Thiết nghĩ các doanh nghiệp hãy luôn chia sẻ lợi ích cùng khách hàng và cộng đồng, phát triển xanh chính là phát triển bền vững. Sự hài lòng của khách hàng cũng chính là bảo chứng lớn nhất cho sự thành công.
Nhiều ý kiến cho rằng do thu nhập đầu vào giảm nên chị em phụ nữ quản lý chặt đầu ra. Lý do này được cho là đúng nhưng chưa đủ, bởi theo kết quả nghiên cứu nhỏ trên 50 nữ nhân viên văn phòng của một nhóm sinh viên trường đại học kinh tế TP.HCM công bố trên diễn đàn CLB Marketing cho rằng lý do thu nhập đầu vào giảm chỉ đứng ở vị trí thứ 3, 2 lý do đầu tiên được nhiều người lựa chọn đó là vì tâm lý chung "người người cùng tiết kiệm nhà nhà cùng tiết kiệm" và do lúng túng với "kho" đồ tại nhà hiện tại quá nhiều mà chúng lại chưa chịu hỏng, nếu tiếp tục mua sắm thì thấy tiếc và dễ mang tiếng "tiêu hoang". Mức độ chính xác của nghiên cứu này thực sự khó đo lường, nhưng có một điều không thể phủ nhận: làm đẹp là một nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên làm đẹp mà không lãng phí là điều không hề dễ dàng.
Gần đây trên các báo điện tử và diễn đàn mạng có đưa tin về một hãng thời trang thực hiện chương trình marketing "Đổi giày cũ lấy giày mới" khá thú vị, lần theo địa chỉ được đăng tải của nhãn hàng thời trang này tôi đã tìm đến một cửa hàng để tìm hiểu thực hư.
Dạo quanh một vòng cửa hàng tôi bắt chuyện với một số khách hàng, trông họ có vẻ rất hồ hởi, sau một hồi trò chuyện khách hàng tên Lan cư ngụ tại quận Tân Bình chia sẻ: "Tôi rất thích giày dép nhưng khổ nỗi ở nhà kệ giày nhiều quá mà đa phần còn dùng được mặc dù đã cũ, nếu bỏ thì thấy tiếc mà mua thêm thì thấy lãng phí nên khi biết đến chương trình "Đổi giày cũ lấy giày mới" này tôi liền xách 3 đôi giày cũ đến ngay", vừa nói chị vừa vui vẻ chia sẻ thêm về một số kinh nghiệm chọn và bảo quản giày dép. Một khách hàng khác tên Hà cũng chia sẻ: “Tôi tình cờ bắt gặp thông tin chương trình này trên báo vnexpress, thấy chương trình hay hay và nhiều ý nghĩa nên ủng hộ chứ thực sự ở nhà giày còn đến 3 đôi vừa mới mua”.
Không khí mua sắm sôi động với chương trình.
Khách hàng chọn và thử giày.
Tiếp xúc với chị Vân quản lý cửa hàng tôi thắc mắc: "Các bạn sẽ làm gì với những đôi giày cũ này khi đa phần là những sản phẩm đã qua sử dụng và hư hỏng nặng?". Chị chia sẻ: "Juno sẽ tiến hành phân loại giày cũ từ chương trình thành 3 nhóm - nhóm 1 gồm những sản phẩm trông còn mới bảo đảm sử dụng tốt, sẽ cho chỉnh sửa làm vệ sinh và gửi tặng đến vùng sâu vùng xa; nhóm 2 gồm những sản phẩm hư hỏng nặng hơn sẽ được xử lý tái chế thành những vật trang trí xinh xắn hữu ích… nhóm 3 những sản phẩm hỏng hoàn toàn sẽ được xử lý đúng phương pháp để bảo vệ môi trường bởi trong giày dép thường sử dụng những vật liệu không thể phân hủy như PVC - đặc biệt là những loại giày dép trôi nổi không rõ xuất xứ (chủ yếu nhập từ Trung Quốc) như hiện nay còn chứa rất nhiều hóa chất, nguyên phụ liệu độc hại".
Suy cho cùng mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp chính là lợi nhuận, tuy nhiên nếu các doanh nghiệp biết hướng đến đặt lợi ích cộng đồng và lợi ích người tiêu dùng bên cạnh lợi ích của mình là điều thật tuyệt vời và điều đó sẽ luôn được khách hàng đón nhận một cách tích cực nhất. Từ thái độ ngờ vực ban đầu, tôi đã quyết định quay trở lại cửa hàng với đôi giày cũ trên tay để cùng tham gia vào chương trình ý nghĩa này.
Thông qua hệ thống tìm kiếm Google được biết Juno là một nhãn hiệu thời trang mới vào thị trường nhưng đã thu về được những kết quả to lớn về mặt tăng trưởng và hiện tại đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước, ấn tượng hơn về nhãn thời trang này đó chính là một tinh thần rất Việt.
Với ý tưởng độc đáo về chương trình này, nhãn hiệu giày Juno thực sự tạo nên bước đột phá về ý tưởng trong ngành thời trang và tạo dựng được tình cảm yêu mến từ khách hàng thông qua việc mang đến cho chị em phụ nữ một giải pháp tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm. Thiết nghĩ các doanh nghiệp hãy luôn chia sẻ lợi ích cùng khách hàng và cộng đồng, phát triển xanh chính là phát triển bền vững. Sự hài lòng của khách hàng cũng chính là bảo chứng lớn nhất cho sự thành công.
(QT)