Hướng Dẫn Cách Sơn Carbon Xe Máy

Phân tích tên thuật ngữ sơn carbon
Nhiều đồng nghiệp của tôi cho rằng đây là quy trình sơn carbon. Theo thiển ý của tôi, sơn carbon hay sơn nhúng chỉ là một cách gọi dân giả qua những người làm nghề sơn, thế nhưng tôi nghỉ nên trả lại cho công nghệ này một tên gọi đúng của nó. Carbon dùng trong nghề sơn là loại carbon fiber, là được loại chế tạo từ vật liệu hóa học có tên là polyacrylonitrile (PAN). Carbon fiber là người ta dùng rất nhiều sợi carbon dệt lại với nhau thành một tấm carbon lớn hay một cuộn. Sợi cacbon là vật liệu có độ bền rất cao, là loại chứa hơn 90% các nguyên tố cacbon được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình nhiệt phân. Trong in chuyển nước, carbon chỉ là một mẫu hoa văn trong muôn vàn loại hoa văn mà chúng ta thấy trong cuộc sống.

Khuôn in trong in chuyển nước
Trong in offset người ta dùng khuôn in là bản kẻm, trong in lụa khuôn in là lưới, trong in ống đồng người ta dùng khuôn in là trục mạ đồng. Trong in chuyển nước người ta dùng màng phim có vai trò như một khuôn in để qua áp lực của nước mực in sẽ bám vào phôi in hay vật phẩm. Hơn nữa, trong quá trình sơn xe, thay vì dùng carbon fiber với sự hạn chế về tài chính và tính thương mại, những nhà nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp in chuyển nước vào để khắc phục những hạn chế của carbon fiber và phương pháp dán decal truyền thống.

Giai đoạn 1: Xử lý bề mặt, sơn lót, lên màu cho vật phẩm in
Bước sơn lót để tăng độ bám

Vật phẩm in cần sử lý bề mặt nhẵn mịn, sau đó phủ một lớp lót chuyên dụng tăng bám dính cho vật liệu. Cần thiết kết hợp lớp sơn màu mỹ thuật phù hợp với ý đồ phối màu hoa văn của bạn lên sản phẩm.

Giai đoạn 2: Chuẩn bị phim in chuyển nước phù hợp
Đầu tiên, màng in chuyển nước chúng ta nên cắt theo diện tích cần thiết. Dùng băng keo giấy dán quanh viền để bảo vệ hình ảnh khỏi biến dạng khi màng phim được phun hóa chất kích hoạt hóa lòng.

Giai đoạn 3: Trãi màng phim trên mặt nước
Các bạn cần chú ý đặt đúng mặt của màng in chuyển nước, thông thường mặt nhớt hơn sẽ nằm dưới mặt nước, đó là lớp đế để in hình ảnh lên. Màng phim là chất liệu tan hoàn toàn trong nước, vì vậy sau khi nhúng xong phải rữa sạch lớp này. Màng phim cần được trải phẳng tránh bị không khi lọt vào, các bạn sẽ thấy các bong bóng nước và nếp gấp khi trãi màng không khéo. Các bạn có thể dùng tay banh nhẹ và luồn cho không khí ra ngoài màng. Nếu không những chỗ này sẽ để lại khuyết điểm trên sản phẩm in ra rất khó xử lý. bảng giá sơn xe máy

Giai đoạn 4: Phun chất kích hoạt lên màng phim
Thứ đến, chất kích hoạt thông thường là hợp chất tổng hợp từ nhiều hóa chất. Công dụng chính là làm cho màng phim in được hóa lỏng hoàn toàn trên mặt nước. Hóa chất phun nên được điều chỉnh cho hạt mịn, biên độ rộng đều, phun ở khoảng cách 25 – 30cm. Và tùy mỗi môi trường, điều kiện nhà xưởng, nguồn nước, thói quen chủ quan của kỉ thuật viên… mà điều chỉnh cho tốt nhất.

Giai đoạn 5: Chuyên ảnh từ phim sang vật phẩm
Tiếp theo: Công đoạn nhúng sản phẩm, đây là công đoạn đòi hỏi người thợ cần phải khéo léo, tỷ mỹ. Nên nhúng chậm, đều sao cho mặt vật phẩm và mặt nước duy trì ở gốc khoảng 40 độ. Đặc biệt với những phôi in có kết cấu phức tạp, đòi hỏi kỉ thuật viên phải linh động ứng dụng nhiều cách thức nhúng để cho sản phẩm được hoàn hảo nhất. sơn xe máy chuyên nghiệp

Giai đoạn 6: Vệ sinh vật phẩm, chỉnh sửa lỗi
Thứ đến, vật phẩm sau khi in cần được kiểm tra kỉ lưỡng từ tổng thể đến nhỏ nhất. Sau khi nhúng sau khoảng 30 giây bạn cần rửa sách lớp bảo vệ bằng vòi phun nước áp lực nhẹ đến khi sạch hết lớp màng nhầy. Nếu các bạn rửa không sạch, lớp màng nhờn sẽ làm hỏng lớp sơn phủ bóng sau này ta sẽ sử dụng. Vậy nên đây là bước không thể bỏ qua trong suốt quy trình sơn chuyển nước. dàn áo exciter

Giai đoạn 7: Phủ keo bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ
 
Last edited by a moderator:

Thống kê diễn đàn

Chủ đề
136,836
Bài viết
159,054
Thành viên
181,113
Thành viên mới nhất
VuonhoatuoiSG

Quảng cáo

Hosting tốt nhất dành cho Wordpress
Bên trên