New Member
- Bài viết
- 8
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 0
Trả lời phỏng vấn trên tờ NewsWeek, Bill Gates vị tỷ phú giàu nhất thế giới nói: “Khi lịch sử thời đại sang trang chúng ta đã bỏ quên quá nhiều người ở những góc khuất của thế giới”.
Hai câu hỏi khó
Có một câu chuyện mà bà Melinda Gates kể về chồng mình mỗi khi được ai đó hỏi về triết lý của Bill Gates trong sự nghiệp làm từ thiện. Đó là việc đã xảy ra từ năm 1997, trước khi hai vợ chồng cùng nhau thành lập quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates. Hồi đó, suốt hơn một tháng Bill Gates luôn mang theo trong cặp tài liệu của mình lá thư do một cặp vợ chồng người Mỹ gửi đến. Họ “xin” Bill Gates ủng hộ 20.000 USD để tiến hành ca phẫu thuật cấy ghép thận cho đứa con của mình. Bill đã rất trăn trở và cuối cùng đành phải nhờ đến ý kiến của vợ. “Nếu có 20.000 USD, em sẽ ủng hộ cho một ca phẫu thuật hay mua vắc xin cho hàng trăm ngàn đứa trẻ khác ở châu Phi?”.
Bà Melinda không tiết lộ cuối cùng Bill Gates đã giải quyết lá thư đó ra sao nhưng 10 năm sau ông đã có một câu hỏi vô cùng ấn tượng khi nói chuyện trước “cả một biển” sinh viên trường đại học Harvard: “Với một nguồn lực nhất định, chúng ta phải làm gì để mang lại lợi ích cho nhiều người nhất?”.
Câu hỏi đó cũng chính là câu trả lời của Bill Gates, người đang là chủ nhân của quỹ từ thiện lớn nhất thế giới với hàng chục tỷ USD. “Trong số 10 USD mà thế giới dành ra cho các hoạt động từ thiện, có ít nhất 1 USD mang tên Bill Gates”, Rick Cohen – Cựu Chủ tịch Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về các hoạt động từ thiện có lần đã phát biểu.
Ít ai biết rằng con đường từ vị trí của một ông trùm công nghệ đến người đứng đầu quỹ từ thiện lớn nhất thế giới của Bill Gates không hề dễ dàng. Đó là cả một chặng đường dài và chuyển biến chậm chạp. Trước khi Quỹ Bill & Melinda Gates được thành lập, Bill Gates đã rất “sợ” phải ủng hộ tiền cho một hoạt động nào đó bởi theo lý giải của Bill việc đó sẽ làm ông sao nhãng mục tiêu kinh doanh của mình.
Nhưng khi đã chính thức rời xa các công việc tại Microsoft, Bill Gates lại khiến không ít người ngạc nhiên về sự nhiệt tình trong các chiến dịch từ thiện của mình. Có lần, trong chuyến thăm những bệnh nhân AIDS ở châu Phi của bà Melinda, các phóng viên đã không thể nhịn cười khi thấy Bill “lăng xăng” quanh vợ như thể một gã hộ lý mới tập sự. “Tôi biết, tôi không giỏi trong những việc này và sẽ chẳng bao giờ giỏi nhưng tôi cũng biết đó là việc quan trọng và thế giới của chúng ta sẽ bớt đi nhiều nỗi đau khổ”, Bill tâm sự.
[/align]
Triết lý từ thiện của Bill Gates
Triết lý của Bill Gates đã rất rõ ràng và logic giống như những sản phẩm phần mềm mà công ty Microsoft của ông đã sáng tạo ra: Làm từ thiện là tạo ra tác động lớn nhất đến lĩnh vực y tế và giáo dục giúp mọi người vượt qua sự thiệt thòi. Trong những năm qua, Bill đã đóng góp một phần không nhỏ vào các chương trình tiêm phòng vắcxin chống sốt rét cho trẻ em châu Phi, xây dựng trường học, xây dựng thư viện, tham gia các chuơng trình chống đói nghèo toàn cầu…
Ra đời từ năm 1997 trong một văn phòng nhỏ ở ngay bên trên một lò nướng bánh pizza gần trụ sở của Microsoft, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates giờ đây đã có trong tay 37 tỷ USD, gấp 4 lần so với quỹ từ thiện lớn thứ 2 trên thế giới. Theo đánh giá của tờ Time, Bill & Melinda Gates đã cứu trợ cho gần 2 triệu trẻ em trên khắp thế giới bằng các chương trình tiêm chủng vắcxin, tặng máy tính và giúp nối mạng cho 11.000 thư viện thế giới cũng như tài trợ quỹ học bổng lớn nhất lịch sử. Còn theo tờ Newsweek, Quỹ BMG “đã thay đổi lĩnh vực y tế toàn cầu, đẩy các bệnh tật gây ra từ đói nghèo lên điểm chú ý và làm hồi sinh các nguyên tắc hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu ký sinh học đến khoa học vắcxin”.
[/align]
Không chỉ tự mình thực thi các chương trình từ thiện, vợ chồng nhà tỷ phú này còn đứng ra kêu gọi các quốc gia cùng với mình thành lập chương trình liên ứng toàn cầu cho vắcxin và chủng ngừa (GAVI). Năm 2000, BMG đã đóng góp 750 triệu USD và hiện nay chương trình này đã có ngân sách hơn 8 tỷ USD, được ủng hộ từ gần 10 quốc gia.
“Nhưng một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi là phải đạt được hiệu quả cao nhất cho số tiền mình đã bỏ ra”, Heidi Sinclair, người phát ngôn của Quỹ BMG nói và đó cũng chính là lý do cả Bill Gates và vợ luôn tất bật với những chuyến đi khắp thế giới của mình. Họ làm từ thiện nhưng không ngồi ở nhà để điều khiển như những vị tỷ phú khác mà thường xuyên đích thân đi đến những điểm đói nghèo, lạc hậu và khốn khó.
[/align]
Hai câu hỏi khó
Có một câu chuyện mà bà Melinda Gates kể về chồng mình mỗi khi được ai đó hỏi về triết lý của Bill Gates trong sự nghiệp làm từ thiện. Đó là việc đã xảy ra từ năm 1997, trước khi hai vợ chồng cùng nhau thành lập quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates. Hồi đó, suốt hơn một tháng Bill Gates luôn mang theo trong cặp tài liệu của mình lá thư do một cặp vợ chồng người Mỹ gửi đến. Họ “xin” Bill Gates ủng hộ 20.000 USD để tiến hành ca phẫu thuật cấy ghép thận cho đứa con của mình. Bill đã rất trăn trở và cuối cùng đành phải nhờ đến ý kiến của vợ. “Nếu có 20.000 USD, em sẽ ủng hộ cho một ca phẫu thuật hay mua vắc xin cho hàng trăm ngàn đứa trẻ khác ở châu Phi?”.
Bà Melinda không tiết lộ cuối cùng Bill Gates đã giải quyết lá thư đó ra sao nhưng 10 năm sau ông đã có một câu hỏi vô cùng ấn tượng khi nói chuyện trước “cả một biển” sinh viên trường đại học Harvard: “Với một nguồn lực nhất định, chúng ta phải làm gì để mang lại lợi ích cho nhiều người nhất?”.
Câu hỏi đó cũng chính là câu trả lời của Bill Gates, người đang là chủ nhân của quỹ từ thiện lớn nhất thế giới với hàng chục tỷ USD. “Trong số 10 USD mà thế giới dành ra cho các hoạt động từ thiện, có ít nhất 1 USD mang tên Bill Gates”, Rick Cohen – Cựu Chủ tịch Ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về các hoạt động từ thiện có lần đã phát biểu.
Ít ai biết rằng con đường từ vị trí của một ông trùm công nghệ đến người đứng đầu quỹ từ thiện lớn nhất thế giới của Bill Gates không hề dễ dàng. Đó là cả một chặng đường dài và chuyển biến chậm chạp. Trước khi Quỹ Bill & Melinda Gates được thành lập, Bill Gates đã rất “sợ” phải ủng hộ tiền cho một hoạt động nào đó bởi theo lý giải của Bill việc đó sẽ làm ông sao nhãng mục tiêu kinh doanh của mình.
Nhưng khi đã chính thức rời xa các công việc tại Microsoft, Bill Gates lại khiến không ít người ngạc nhiên về sự nhiệt tình trong các chiến dịch từ thiện của mình. Có lần, trong chuyến thăm những bệnh nhân AIDS ở châu Phi của bà Melinda, các phóng viên đã không thể nhịn cười khi thấy Bill “lăng xăng” quanh vợ như thể một gã hộ lý mới tập sự. “Tôi biết, tôi không giỏi trong những việc này và sẽ chẳng bao giờ giỏi nhưng tôi cũng biết đó là việc quan trọng và thế giới của chúng ta sẽ bớt đi nhiều nỗi đau khổ”, Bill tâm sự.
[align=center]
Triết lý từ thiện của Bill Gates
Triết lý của Bill Gates đã rất rõ ràng và logic giống như những sản phẩm phần mềm mà công ty Microsoft của ông đã sáng tạo ra: Làm từ thiện là tạo ra tác động lớn nhất đến lĩnh vực y tế và giáo dục giúp mọi người vượt qua sự thiệt thòi. Trong những năm qua, Bill đã đóng góp một phần không nhỏ vào các chương trình tiêm phòng vắcxin chống sốt rét cho trẻ em châu Phi, xây dựng trường học, xây dựng thư viện, tham gia các chuơng trình chống đói nghèo toàn cầu…
Ra đời từ năm 1997 trong một văn phòng nhỏ ở ngay bên trên một lò nướng bánh pizza gần trụ sở của Microsoft, Quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates giờ đây đã có trong tay 37 tỷ USD, gấp 4 lần so với quỹ từ thiện lớn thứ 2 trên thế giới. Theo đánh giá của tờ Time, Bill & Melinda Gates đã cứu trợ cho gần 2 triệu trẻ em trên khắp thế giới bằng các chương trình tiêm chủng vắcxin, tặng máy tính và giúp nối mạng cho 11.000 thư viện thế giới cũng như tài trợ quỹ học bổng lớn nhất lịch sử. Còn theo tờ Newsweek, Quỹ BMG “đã thay đổi lĩnh vực y tế toàn cầu, đẩy các bệnh tật gây ra từ đói nghèo lên điểm chú ý và làm hồi sinh các nguyên tắc hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu ký sinh học đến khoa học vắcxin”.
[align=center]
Không chỉ tự mình thực thi các chương trình từ thiện, vợ chồng nhà tỷ phú này còn đứng ra kêu gọi các quốc gia cùng với mình thành lập chương trình liên ứng toàn cầu cho vắcxin và chủng ngừa (GAVI). Năm 2000, BMG đã đóng góp 750 triệu USD và hiện nay chương trình này đã có ngân sách hơn 8 tỷ USD, được ủng hộ từ gần 10 quốc gia.
“Nhưng một trong những thách thức lớn nhất của chúng tôi là phải đạt được hiệu quả cao nhất cho số tiền mình đã bỏ ra”, Heidi Sinclair, người phát ngôn của Quỹ BMG nói và đó cũng chính là lý do cả Bill Gates và vợ luôn tất bật với những chuyến đi khắp thế giới của mình. Họ làm từ thiện nhưng không ngồi ở nhà để điều khiển như những vị tỷ phú khác mà thường xuyên đích thân đi đến những điểm đói nghèo, lạc hậu và khốn khó.
[align=center]
[align=right]
ICTnews
[/align]