New Member
- Bài viết
- 9
- Điểm tương tác
- 0
- Điểm
- 0
Marketing bây giờ là một cụm từ không còn mới mẻ gì với mọi người. Tuy nhiên, việc hiểu đúng cụm từ này và ứng dụng đúng nó thì cũng không nhiều, ít ra là trong thời gian hiện tại.
Tại bài viết này, Chuyên Marketing xin đưa ra vài ý kiến để mọi người thảo luận:
Marketing là một khái niệm rộng lớn, không chỉ đơn thuần là quảng cáo, PR, sale,… như nhiều người đã hiểu. Có thể họ biết đến marketing đấy nhưng đa số vẫn dùng từ marketing theo nghĩa quảng cáo/tiếp thị.
MARKETING LÀ TÌM RA NHU CẦU KHÁCH HÀNG, THỎA MÃN NÓ ĐỂ CÓ LỢI NHUẬN NHÌU HƠN.
Ờ thì bạn muốn nói sao thì nói, trình bày kiểu nào thì trình bày. Miễn sao bạn biết khách hàng bạn muốn gì, đáp ứng nó bằng cách này hay cách khác và họ hài lòng, thì điều đó được xem là thành công.
Vậy thì tại sao lại nói marketing là con dao 2 lưỡi?
Chính vì ở việc bạn đáp ứng bằng cách này hay cách khác. Trong marketing, không có một công thức chuẩn mực nào cho chúng ta biết làm bằng cách này, thì được lợi nhuận nhiêu đây, làm bằng cách kia, thì tỉ lệ thất bại là bao nhiêu cả. Như vậy thì 9 người 10 ý, có vô vàn ý tưởng/cách thức để tiến hành một hoạt động marketing. Vậy đâu là ý tưởng tốt nhất?
Chuyên Marketing đã tham gia nhiều buổi hội thảo và thật thú vị tại một hội thảo của kinhte360.net. Được chú Diệp chia sẻ về 2 câu chuyện tuyệt vời dưới đây:
Câu chuyện 1: Sony và Michael Jackson (1987).
Vào khoảng năm 1980s, Michael Jackson trở thành một trong những "hiện tượng" lớn của thời đại, ông vua dòng nhạc Pop. Nắm bắt điều đó, hãng Sony đã kí hợp đồng độc quyền quảng cáo kéo dài 20 năm, trị giá 450 triệu USD với ca sĩ này bất chấp sự can ngăn và quyết định nghỉ việc của communication consultant, Mr. Hoàng Ngọc Diệp. Sony liên tục đưa hình ảnh của Michael Jackson vào các sản phẩm của mình như Walkman,.. với mục tiêu đưa ông vua nhạc Pop trở thành biểu tượng cho hãng. Nhưng 8 tháng sau đó, khi scandal MJ bị gay và thích trẻ em nam nổ ra, Sony đã phải hứng chịu một tổn thất to lớn tới điêu đứng trong khi chưa thu được 1 đồng lợi nhuận từ ông vua này. Sau đó, Sony còn phải chi khoảng 800 triệu USD để "rửa" MJ ra khỏi hình ảnh của hãng.
Câu chuyện 2: Hanoi Telecom và Hoàng Thùy Linh (2006)
Tương tự như Sony, khi loạt phim ngắn "Nhật kí Vàng Anh" đưa tên tuổi của Hoàng Thùy Linh tới gần giới trẻ, Hanoi Telecom đã đề nghị kí hợp đồng quảng cáo và cho ra đời một chuỗi sự kiện quảng cáo siêu lớn cho hãng. Trước đó, Mr. Hoàng Ngọc Diệp đã cho lời khuyên phản đối, nhưng do sự đã rồi nên Hanoi Telecom vẫn tiếp tục thực hiện. Vào tháng 11/2006, sex scandal của HTL lan truyền thế giới mạng, Hanoi Telecom đã bị người dùng cấm vận suốt từ Trung ra Bắc, đến mức phải đổ lổi cho công nghệ và chuyển đổi từ CDMA sang GMS.
Tổng hợp: Guo Suying
Ta có thể thấy rằng để tiến hành một hoạt động quảng bá, nằm trong một kế hoạch marketing giá trị. Điều quan trọng nhất là phải đánh bật lên được CHẤT LƯỢNG của sản phẩm – thứ mà công ty có thể kiểm soát được. Những kế hoạch quảng bá dựa trên các hình ảnh viễn vông, không có thực và không ty không thể kiểm soát được thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Trước tiên là việc MẤT NIỀM TIN vào thương hiệu.
Suy nghĩ của khách hàng, niềm tin của khách hàng vào thương hiệu/sản phẩm là rất quan trọng. Một khi đã đánh mất niềm tin của khách hàng thì hoặc là bạn nên từ bỏ dòng sản phẩm đó, hoặc là bỏ thật nhiều tiền cho việc tái định vị lại thương hiệu – mà cũng chưa chắc đã thành công.
Thà là đừng hứa, một khi hứa thì phải làm được!
Thật ra việc chọn mặt gửi vàng không phải toàn là thất bại, cũng có rất nhiều ví dụ thành công như: Ronaldo quảng cáo cho Clear, Beckham quảng cáo cho pepsi, Tăng Thanh Hà cho Toshiba, Minh Hằng quảng cáo head & shoulders, …. Khách hàng mê các nhân vật đình đám này, chú ý nhiều hơn đến nhãn hiệu họ sử dụng và doanh thu tăng lên.
Tuy nhiên, trở lại với vấn đề con dao 2 lưỡi . Ở đời ai biết được chữ ngờ! Ngoài 2 câu chuyện của Sony và HN telecom thì cũng còn nhiều ví dụ khác như: Britsney đại diện cho pepsi rồi lại uống coca cola, Hoặc với Nike, sau khi vụ ngoại tình của tay golf Tiger Woods bị phát giác, hãng giày này đã mất 105.000 khách hàng chỉ trong vòng 6 tháng (số liệu: internet)
Nhắc lại vấn đề: Marketing là tìm ra nhu cầu của khách hàng rồi thỏa mãn nó.
Vậy nhu cầu của khách hàng là gì? Chất lượng thật của sản phẩm, phong cách được thể hiện sự sang trọng, chế độ hậu mãi tốt hay là mặc đồ của ngôi sao, sử dụng sản phẩm của ngôi sao?!
Việc sử dụng các ngôi sao lớn, các hình ảnh không thực và không liên quan để sản phẩm chỉ có tác dụng gây chú ý. Còn việc đó là chú ý tốt, hay xấu lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống, cách xử sự sau này của các ngôi sao đó. Mà công ty thì không thể can thiệp việc riêng của họ được. Vậy cớ sao để việc riêng của họ ảnh hưởng đến tình hình công ty chỉ để đổi lấy 1 ít sự chú ý!! Thiết nghĩ CEO, CMO, Brand manager cần phối hợp với nhau để tạo dựng chất lượng + hình ảnh thương hiệu trong đầu khách hàng. Chứ không phải chúi mũi vào gây chú ý là xong!
Nếu bài viết này hữu ích với bạn, Hãy nhấn Like và chia sẻ với mọi người nhé !
Chuyên Marketing.
Tại bài viết này, Chuyên Marketing xin đưa ra vài ý kiến để mọi người thảo luận:
Marketing là một khái niệm rộng lớn, không chỉ đơn thuần là quảng cáo, PR, sale,… như nhiều người đã hiểu. Có thể họ biết đến marketing đấy nhưng đa số vẫn dùng từ marketing theo nghĩa quảng cáo/tiếp thị.
MARKETING LÀ TÌM RA NHU CẦU KHÁCH HÀNG, THỎA MÃN NÓ ĐỂ CÓ LỢI NHUẬN NHÌU HƠN.
Ờ thì bạn muốn nói sao thì nói, trình bày kiểu nào thì trình bày. Miễn sao bạn biết khách hàng bạn muốn gì, đáp ứng nó bằng cách này hay cách khác và họ hài lòng, thì điều đó được xem là thành công.
Vậy thì tại sao lại nói marketing là con dao 2 lưỡi?
Chính vì ở việc bạn đáp ứng bằng cách này hay cách khác. Trong marketing, không có một công thức chuẩn mực nào cho chúng ta biết làm bằng cách này, thì được lợi nhuận nhiêu đây, làm bằng cách kia, thì tỉ lệ thất bại là bao nhiêu cả. Như vậy thì 9 người 10 ý, có vô vàn ý tưởng/cách thức để tiến hành một hoạt động marketing. Vậy đâu là ý tưởng tốt nhất?
Chuyên Marketing đã tham gia nhiều buổi hội thảo và thật thú vị tại một hội thảo của kinhte360.net. Được chú Diệp chia sẻ về 2 câu chuyện tuyệt vời dưới đây:
Câu chuyện 1: Sony và Michael Jackson (1987).
Vào khoảng năm 1980s, Michael Jackson trở thành một trong những "hiện tượng" lớn của thời đại, ông vua dòng nhạc Pop. Nắm bắt điều đó, hãng Sony đã kí hợp đồng độc quyền quảng cáo kéo dài 20 năm, trị giá 450 triệu USD với ca sĩ này bất chấp sự can ngăn và quyết định nghỉ việc của communication consultant, Mr. Hoàng Ngọc Diệp. Sony liên tục đưa hình ảnh của Michael Jackson vào các sản phẩm của mình như Walkman,.. với mục tiêu đưa ông vua nhạc Pop trở thành biểu tượng cho hãng. Nhưng 8 tháng sau đó, khi scandal MJ bị gay và thích trẻ em nam nổ ra, Sony đã phải hứng chịu một tổn thất to lớn tới điêu đứng trong khi chưa thu được 1 đồng lợi nhuận từ ông vua này. Sau đó, Sony còn phải chi khoảng 800 triệu USD để "rửa" MJ ra khỏi hình ảnh của hãng.
Câu chuyện 2: Hanoi Telecom và Hoàng Thùy Linh (2006)
Tương tự như Sony, khi loạt phim ngắn "Nhật kí Vàng Anh" đưa tên tuổi của Hoàng Thùy Linh tới gần giới trẻ, Hanoi Telecom đã đề nghị kí hợp đồng quảng cáo và cho ra đời một chuỗi sự kiện quảng cáo siêu lớn cho hãng. Trước đó, Mr. Hoàng Ngọc Diệp đã cho lời khuyên phản đối, nhưng do sự đã rồi nên Hanoi Telecom vẫn tiếp tục thực hiện. Vào tháng 11/2006, sex scandal của HTL lan truyền thế giới mạng, Hanoi Telecom đã bị người dùng cấm vận suốt từ Trung ra Bắc, đến mức phải đổ lổi cho công nghệ và chuyển đổi từ CDMA sang GMS.
Tổng hợp: Guo Suying
Ta có thể thấy rằng để tiến hành một hoạt động quảng bá, nằm trong một kế hoạch marketing giá trị. Điều quan trọng nhất là phải đánh bật lên được CHẤT LƯỢNG của sản phẩm – thứ mà công ty có thể kiểm soát được. Những kế hoạch quảng bá dựa trên các hình ảnh viễn vông, không có thực và không ty không thể kiểm soát được thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Trước tiên là việc MẤT NIỀM TIN vào thương hiệu.
Suy nghĩ của khách hàng, niềm tin của khách hàng vào thương hiệu/sản phẩm là rất quan trọng. Một khi đã đánh mất niềm tin của khách hàng thì hoặc là bạn nên từ bỏ dòng sản phẩm đó, hoặc là bỏ thật nhiều tiền cho việc tái định vị lại thương hiệu – mà cũng chưa chắc đã thành công.
Thà là đừng hứa, một khi hứa thì phải làm được!
Thật ra việc chọn mặt gửi vàng không phải toàn là thất bại, cũng có rất nhiều ví dụ thành công như: Ronaldo quảng cáo cho Clear, Beckham quảng cáo cho pepsi, Tăng Thanh Hà cho Toshiba, Minh Hằng quảng cáo head & shoulders, …. Khách hàng mê các nhân vật đình đám này, chú ý nhiều hơn đến nhãn hiệu họ sử dụng và doanh thu tăng lên.
Tuy nhiên, trở lại với vấn đề con dao 2 lưỡi . Ở đời ai biết được chữ ngờ! Ngoài 2 câu chuyện của Sony và HN telecom thì cũng còn nhiều ví dụ khác như: Britsney đại diện cho pepsi rồi lại uống coca cola, Hoặc với Nike, sau khi vụ ngoại tình của tay golf Tiger Woods bị phát giác, hãng giày này đã mất 105.000 khách hàng chỉ trong vòng 6 tháng (số liệu: internet)
Nhắc lại vấn đề: Marketing là tìm ra nhu cầu của khách hàng rồi thỏa mãn nó.
Vậy nhu cầu của khách hàng là gì? Chất lượng thật của sản phẩm, phong cách được thể hiện sự sang trọng, chế độ hậu mãi tốt hay là mặc đồ của ngôi sao, sử dụng sản phẩm của ngôi sao?!
Việc sử dụng các ngôi sao lớn, các hình ảnh không thực và không liên quan để sản phẩm chỉ có tác dụng gây chú ý. Còn việc đó là chú ý tốt, hay xấu lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống, cách xử sự sau này của các ngôi sao đó. Mà công ty thì không thể can thiệp việc riêng của họ được. Vậy cớ sao để việc riêng của họ ảnh hưởng đến tình hình công ty chỉ để đổi lấy 1 ít sự chú ý!! Thiết nghĩ CEO, CMO, Brand manager cần phối hợp với nhau để tạo dựng chất lượng + hình ảnh thương hiệu trong đầu khách hàng. Chứ không phải chúi mũi vào gây chú ý là xong!
Nếu bài viết này hữu ích với bạn, Hãy nhấn Like và chia sẻ với mọi người nhé !
Chuyên Marketing.