Video về các trận đánh của Ngô Quyền chống quân Nam Hán, Trần Hưng Đạo kháng chiến Nguyên Mông, Nguyễn Huệ chống quân Xiêm. Tự hào những trang sử hào hùng của dân tộc !
Các trận đánh lịch sử thể hiện tính chiến lược và sáng tạo rất nhiều. Mình chỉ trích đăng 02 nhân vật nổi tiếng mà mình rất ngưỡng mộ về tài dùng binh. Ở họ có điểm chung là suy nghĩ chiến lược và rất sáng tạo.
TRẦN HƯNG ĐẠO
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1213- 1300). Ông là người đầu tiên ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đạo quân thiện chiến nhất thế giới thế kỷ XIII - Một kẻ thù mạnh và đáng sợ nhất Thế Giới bấy giờ.
Ông được bình chọn là một trong 10 vị tướng tài giỏi và vĩ đại nhất mọi thời đại bởi Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc, sánh vai cùng những vị tướng nổi tiếng khác như Xeda Đại Đế, Napoleon hay Alexandre III...
Thiếu thời
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: "Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: 'Người này ngày sau có thể cứu nước giúp đời'."
Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Năm 5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ái châu, là nơi giam cầm trọng tội. Trưởng Công chúa Thuỵ Bà thương anh cả vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là Thái Tông, xin nhận Trần Hưng Đạo làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói ghẻ lạnh của triều đình, Trần Hưng Đạo được trưởng công chúa Thuỵ Bà gửi tại chùa Phật Quang (làng Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây) nhờ trụ trì chùa dạy dỗ cho tới năm lên 10.
Cướp ngôi hay không?
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăng trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi".
Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"
Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"
Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."
Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.
Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."
Ngô Quyền
Năm 937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã giết chủ để giành lấy quyền Tiết độ sứ. Ngô Quyền – một thuộc tướng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ lập tức tập hợp lực lượng từ châu Ái tiến ra Giao Châu trừng trị kẻ phản chủ. Kiều Công Tiễn quá khiếp sợ, đã sai người sang Nam Hán cầu cứu.
Những chiếc cọc gắn liền với những chiến công trên sông Bạch Đằng
Sau khi diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền gấp rút cùng quân sĩ và nhân dân chuẩn bị cuộc kháng chiến. Ông chủ trương không cho quân Nam Hán vào sâu trong đất liền. Biết quân Nam Hán “có lợi thế ở thuyền”, lại đoán trúng được hướng hành quân của địch, ông đã cho quân đóng cọc gỗ với đầu nhọn và bịt sắt ở cửa biển khu vực sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, quân ta ra khiêu chiến rồi giả thua, nhử địch tiến sâu vào bãi cọc. Khi thủy triều bắt đầu xuống, quân ta từ ba phía đánh ập vào đội thuyền giặc. Bị đánh bất ngờ, quân địch quay thuyền đua nhau tháo chạy ra biển thì gặp nước sông rút nhanh, chảy xiết nên thuyền giặc va vào bãi cọc, tan vỡ hết. Hàng ngàn quân giặc rơi xuống sông chìm nghỉm hoặc bị sóng cuốn trôi. Chủ tướng là Hoằng Thao cũng chết tại trận.
Qua trận đánh, ta có thể hình dung Ngô Quyền đã có một đạo quân thủy rất mạnh. Tham gia trong trận đánh đó, ngoài quân bộ phục kích hai bên bờ sông, còn có mấy trăm chiếc thuyền chiến Mông đồng mỗi chiếc có 32 tay chèo và 25 lính chiến đấu. Vì chiến thuật đánh địch bằng bãi cọc đòi hỏi sự ăn khớp rất cao về mặt thời gian, tốc độ và hướng hành quân của đối phương. Bãi cọc trong thực tế chỉ phát huy tác dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn, tức là khi mặt nước rút xuống chỉ còn cách mũi hàng cọc một khoảng bằng độ sâu mớn nước của thuyền, cho đến khi bãi cọc bị nhô lộ ra khỏi mặt nước.
Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền không những đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Đại Việt, mà còn trở thành một chiến thuật của thủy chiến trong binh thư của chính những kẻ thảm bại vì nó. Trong thiên Thủy chiến (quyển 13) cuốn “Vũ bị chế thắng chí” thời nhà Minh, khi dạy về nghệ thuật dùng cọc để chống thuyền địch, sách ấy đã nhắc đến chiến công của họ Ngô ở Giao Châu. Như vậy, kiểu mẫu Bạch Đằng không còn trong phạm vi Đại Việt nữa, mà đã trở thành một điển hình của nghệ thuật thủy chiến ở phương Đông đương thời.
[video=youtube;WKXPo8fbVcQ]http://www.youtube.com/watch?v=WKXPo8fbVcQ&autoplay=1[/video]
Video các trận đánh lịch sử - thể hiện tính sáng tạo và chiến lược, điều mà dân marketing cần phải luôn luôn ghi nhớ.Các trận đánh lịch sử thể hiện tính chiến lược và sáng tạo rất nhiều. Mình chỉ trích đăng 02 nhân vật nổi tiếng mà mình rất ngưỡng mộ về tài dùng binh. Ở họ có điểm chung là suy nghĩ chiến lược và rất sáng tạo.
TRẦN HƯNG ĐẠO
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1213- 1300). Ông là người đầu tiên ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đạo quân thiện chiến nhất thế giới thế kỷ XIII - Một kẻ thù mạnh và đáng sợ nhất Thế Giới bấy giờ.
Ông được bình chọn là một trong 10 vị tướng tài giỏi và vĩ đại nhất mọi thời đại bởi Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc, sánh vai cùng những vị tướng nổi tiếng khác như Xeda Đại Đế, Napoleon hay Alexandre III...
Thiếu thời
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: "Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: 'Người này ngày sau có thể cứu nước giúp đời'."
Khi lớn lên, ông có dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc thông hiểu rộng, có tài văn võ. An Sinh Vương Trần Liễu trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng (tức vua Trần Thái Tông - Trần Cảnh), mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh Vương cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được." Do An Sinh Vương Trần Liễu lấy người chị của công chúa Lý Chiêu Hoàng, còn Trần Cảnh cưới Lý Chiêu Hoàng khi bà mới 7 tuổi. Sau này Lý Chiêu Hoàng không có con (khi chỉ mới 13 tuổi) nên Trần Thủ Độ bắt vợ của Trần Liễu lúc ấy có thai ba tháng về làm vợ Trần Cảnh (chị thay cho em). Chính vì lẽ đó mà Trần Liễu oán giận Trần Cảnh. Quốc Tuấn ghi điều đó trong lòng, nhưng không cho là phải.
Năm 5 tuổi, Trần Hưng Đạo theo cha là Đức Khâm Minh Thái Vương (tức Trần Liễu) đi Ái châu, là nơi giam cầm trọng tội. Trưởng Công chúa Thuỵ Bà thương anh cả vô tội bị đầy, bèn năn nỉ anh kế là Thái Tông, xin nhận Trần Hưng Đạo làm con đem về Thăng Long nuôi dạy. Để tránh sự soi mói ghẻ lạnh của triều đình, Trần Hưng Đạo được trưởng công chúa Thuỵ Bà gửi tại chùa Phật Quang (làng Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Tây) nhờ trụ trì chùa dạy dỗ cho tới năm lên 10.
Cướp ngôi hay không?
Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha trăng trối để dò ý hai gia nô thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người gia nô bẩm rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu, chỉ xin lấy người làm thịt dê là Duyệt làm thầy mà thôi".
Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người. Một hôm Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?"
Hưng Vũ Vương Trần Quốc Hiến thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!"
Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm Trần Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Trần Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ."
Trần Quốc Tuấn rút gươm mắng: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha.
Sau đó, ông dặn Hưng Vũ Vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng."
Ngô Quyền
Năm 937, một nha tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã giết chủ để giành lấy quyền Tiết độ sứ. Ngô Quyền – một thuộc tướng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ lập tức tập hợp lực lượng từ châu Ái tiến ra Giao Châu trừng trị kẻ phản chủ. Kiều Công Tiễn quá khiếp sợ, đã sai người sang Nam Hán cầu cứu.
Những chiếc cọc gắn liền với những chiến công trên sông Bạch Đằng
Sau khi diệt Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền gấp rút cùng quân sĩ và nhân dân chuẩn bị cuộc kháng chiến. Ông chủ trương không cho quân Nam Hán vào sâu trong đất liền. Biết quân Nam Hán “có lợi thế ở thuyền”, lại đoán trúng được hướng hành quân của địch, ông đã cho quân đóng cọc gỗ với đầu nhọn và bịt sắt ở cửa biển khu vực sông Bạch Đằng. Khi thủy triều lên, quân ta ra khiêu chiến rồi giả thua, nhử địch tiến sâu vào bãi cọc. Khi thủy triều bắt đầu xuống, quân ta từ ba phía đánh ập vào đội thuyền giặc. Bị đánh bất ngờ, quân địch quay thuyền đua nhau tháo chạy ra biển thì gặp nước sông rút nhanh, chảy xiết nên thuyền giặc va vào bãi cọc, tan vỡ hết. Hàng ngàn quân giặc rơi xuống sông chìm nghỉm hoặc bị sóng cuốn trôi. Chủ tướng là Hoằng Thao cũng chết tại trận.
Qua trận đánh, ta có thể hình dung Ngô Quyền đã có một đạo quân thủy rất mạnh. Tham gia trong trận đánh đó, ngoài quân bộ phục kích hai bên bờ sông, còn có mấy trăm chiếc thuyền chiến Mông đồng mỗi chiếc có 32 tay chèo và 25 lính chiến đấu. Vì chiến thuật đánh địch bằng bãi cọc đòi hỏi sự ăn khớp rất cao về mặt thời gian, tốc độ và hướng hành quân của đối phương. Bãi cọc trong thực tế chỉ phát huy tác dụng trong một khoảng thời gian rất ngắn, tức là khi mặt nước rút xuống chỉ còn cách mũi hàng cọc một khoảng bằng độ sâu mớn nước của thuyền, cho đến khi bãi cọc bị nhô lộ ra khỏi mặt nước.
Trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền không những đặt nền móng cho nghệ thuật quân sự Đại Việt, mà còn trở thành một chiến thuật của thủy chiến trong binh thư của chính những kẻ thảm bại vì nó. Trong thiên Thủy chiến (quyển 13) cuốn “Vũ bị chế thắng chí” thời nhà Minh, khi dạy về nghệ thuật dùng cọc để chống thuyền địch, sách ấy đã nhắc đến chiến công của họ Ngô ở Giao Châu. Như vậy, kiểu mẫu Bạch Đằng không còn trong phạm vi Đại Việt nữa, mà đã trở thành một điển hình của nghệ thuật thủy chiến ở phương Đông đương thời.